Bu lông đầu 6 cạnh hay bu lông lục giác là một loại bulong cực kỳ thông dụng và được dùng rất nhiều trong việc liên kết, cố định, lắp ghép trong xây dựng, cơ khí, chế tạo máy móc hay trong lĩnh vực lắp ghép nội thất.
Bu lông đầu 6 cạnh hay bu lông lục giác là một loại bulong cực kỳ thông dụng và được dùng rất nhiều trong việc liên kết, cố định, lắp ghép trong xây dựng, cơ khí, chế tạo máy móc hay trong lĩnh vực lắp ghép nội thất.
Được chế tạo với nhiều cấp bền khác nhau, bu lông đầu 6 cạnh có thể đáp ứng tốt trong nhiều điều kiện chịu kéo, chịu uốn cao mà vẫn đảm bảo được tính ổn định và khả năng làm việc lâu dài.
Hơn thế, việc lắp ghép loại bu lông này cũng rất dễ dàng, nhanh chóng và có ta có thể kiểm tra mối liên kết bu lông rất trực quan ngay chỉ khi quan sát bằng mắt thường.
Vậy nhưng, bu lông lục giác cũng có những tiêu chuẩn về cấu tạo, kích thước riêng để đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn trong lắp ghép. Vậy tiêu chuẩn về cấu tạo của bulong đầu 6 cạnh bao gồm những tiêu chí nào?
Dựa vào mục đích sử dụng mà ta phân loại bulong ra làm 2 nhóm lớn là bulong kết cấu và bulong liên kết. Vậy hai loại bulong này có những đặc trưng như thế nào? Tìm hiểu thêm tại:
Một số đặc điểm của bulong đầu 6 cạnh
Bulong đầu 6 cạnh là một loại bulong có một đầu hình lục giác 6 cạnh, phần thân bu lông còn lại được tạo ren (ren lửng hoặc ren suốt) để lắp ghép với loại ecu (đai ốc) có kích thước và bước ren tương ứng.
Bu lông có nhiều kích thước khác nhau, thông thường chiều dài bu lông giao động từ 10mm-300mm và đường kính trong khoảng M8 – M30.
Các tiêu chí phân loại bu lông đầu 6 cạnh
Phân loại theo cấu tạo đầu lục giác
Theo tiêu chí này thì có 2 loại bulong đầu 6 cạnh là:
+ Bu lông lục giác ngoài: Đây là loại bu lông rất thông dụng có đầu 6 cạnh, khi thi công ta cần dùng cờ lê, mỏ lết hoặc súng siết bulong để tạo lực siết chặt cho bulong.
+ Bu lông lục giác trong: Còn được biết đến với tên gọi khác là bulong lục giác chìm bởi đầu lục giác của bulong được thiết kế dạng chìm, khi thi công ta cần dùng chìa lục giác (một dụng cụ có cấu tạo đặc biệt chuyên dùng để siết loại bulong này) để thi công.
Đầu bao ngoài của bu long lục giác trong có rất nhiều hình dạng như: Đầu bằng, đầu dù hay đầu trụ.
Phân loại theo chất liệu
Ta có các loại bulong đầu 6 cạnh với các chất liệu sau:
- Bu lông đầu 6 cạnh bằng thép có 2 nhóm:
+ Bulong cường độ thấp (hay còn gọi là bu lông thường): Với các cấp bền thấp phổ biến từ 3.6, 4.6, 5.6 hay 6.8
+ Bu lông cường độ cao: Là loại bu lông có cấp bền cao, thông dụng nhất là các cấp bền: 8.8, 10.9, 12.9
- Bu lông inox: Có hai loại bulong inox phổ biến hơn cả là:
+ Bu lông đầu 6 cạnh inox 201
+ Bu lông đầu 6 cạnh inox 304
Tiêu chuẩn về kết cấu và kích thước của bu lông đầu 6 cạnh
Tại Việt Nam, ta có Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1876:1976 về Bu lông đầu 6 cạnh (bulong thô) về kết cấu và kích thước là tiêu chuẩn mới nhất, thay thế cho tiêu chuẩn cũ TCVN 72-63 như sau:
Tiêu chuẩn về ren trên thân bulong đầu 6 cạnh
Chú ý: Theo bảng trên, các bu lông có đường kính danh nghĩa của ren là M22, M27 thì không phổ biến và được khuyến cáo không nên dùng.
Tiêu chuẩn về chiều dài và sai lệch về chiều dài theo cấp chính xác ĐX11 của bulong đầu 6 cạnh
Chú ý: Các bu lông có kích thước trong dấu ngoặc thì không nên dùng.
Tiêu chuẩn về ký hiệu bu lông đầu 6 cạnh
- Ví dụ: Ký hiệu cho bu lông có đường kính ren d = 20mm, chiều dài l = 80mm và cấp bền 4.6 là:
Bu lông M20 x 80.4.6 TCVN 1876-76
- Yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 1916-76.
Cơ tính của bulông phải phù hợp với cấp bền 3.6; 4.6 và 5.6.
Bulông được cung cấp không có lớp phủ.
Tiêu chuẩn về khối lượng của bulông đầu 6 cạnh thép